Thẩm phán Nguyễn Thị Lụa – tấm gương điển hình của TAND hai cấp tỉnh Lai Châu

Thẩm phán Nguyễn Thị Lụa – tấm gương điển hình của TAND hai cấp tỉnh Lai Châu

Nhiều năm liền được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, 04 năm được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành TAND , bằng khen Thủ tướng Chính phủ, nhiều bằng khen, Kỷ niệm chương  của Chánh án TANDTC, Chủ tịch UBND tỉnh, hội LHPN tỉnh... là những thành quả xứng đáng mà đồng chí Chánh án Nguyễn Thị Lụa đã được ghi nhận nhờ bản lĩnh kiên định của người Thẩm phán và sự nổ lực, cố gắng, học hỏi trong nhũng năm qua. Đồng chí là tấm gương sáng về học tập và làm theo “Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” cũng là mục tiêu, động lực để nhân rộng các điển hình tiên tiến TAND hai cấp tỉnh Lai Châu.
          Thẩm phán Nguyễn Thị Lụa  Sinh năm 1966 tại Ngọc Sơn - Thanh Chương - tỉnh Nghệ An; Năm 1987 đồng chí được tuyển dụng làm Thư ký TAND tỉnh Lai Châu; Năm 1993 làm Thẩm tra viên; Năm 1997 được bổ nhiệm Thẩm phán và được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Lai Châu năm 2004; Từ năm 2007 lần lượt giữ các chức vụ khác như: Phó Chánh án TAND tỉnh phụ trách tòa Hình sự, Ủy viên Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010 – 2015…Từ 01/11/2014 được Chánh án TAND tối cao tin tưởng bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Lai Châu. Với sự cố gắng nỗ lực, phấn đấu bền bỉ trong với 27 năm cống hiến trong ngành, 17 năm làm Thẩm phán, 10 năm trên cương vị lãnh đạo, dù ở cương vị nào: Thư ký, Thẩm tra viên, Thẩm phán, Phó Chánh án hay Chánh án, đồng chí đều luôn nỗ lực hết mình, tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi, chủ động tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Thẩm phán  Nguyễn Thị Lụa chia tay đồng chí Trần Danh Minh và vinh dự nhận quyết định bổ nhiệm chức vụ Chánh án TAND tỉnh Lai Châu
 
          Trong các nhiệm kỳ làm Thẩm phán từ tháng 9/1997 đến nay đồng chí luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đã tham gia xét xử 601 vụ án các loại, trong đó không có vụ án nào bị cấp trên huỷ, không có vụ án nào bị sửa nghiêm trọng. Các vụ tham gia xét xử đều đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không oan sai và bỏ lọt tội phạm, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Ngoài ra đồng chí còn tham gia xét xử lưu động và làm chủ tọa 40 vụ án đạt kết quả tốt góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của ngành và kịp thời phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.
          Đồng chí chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao trên cương vị là Thẩm phán tôi nhận thấy để công tác xét xử đạt hiệu quả và góp phần tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân người Thẩm phán không những phải có năng lực chuyên môn mà phải có chính kiến cá nhân, lập trường, tư tưởng vững vàng, gương mẫu rèn luyện phẩm chất, đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch, giản dị, tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn liền với phong trào thi đua của ngành Tòa án, thực hiện tốt khẩu hiệu “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư” gắn với phương châm “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”. Cần nghiên cứu, đề xuất lên kế hoạch phối hợp với viện kiểm sát để xây dựng phiên tòa mẫu với nhiều tình huống trong tố tụng, đầu tư thời gian, cải tiến phương pháp làm việc để tìm ra được cách nghiên cứu hồ sơ tài liệu để nắm bắt được toàn bộ nội dung vụ án một cách nhanh nhất, chuẩn bị kỹ kế hoạch thẩm vấn và biết kết hợp công tác tuyên truyền giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào các dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa để họ có điều kiện tiếp xúc, theo dõi trực tiếp, hiểu được pháp luật, từ đó có tác dụng hạn chế được hành vi vi phạm. Trong quá trình xét xử cần thẩm vấn một cách ngắn gọn, dễ hiểu để vụ án tiến hành được khách quan, nhanh gọn và đạt kết quả tốt, phù hợp với trình độ của đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật còn nhiều hạn chế. Phối hợp tốt với các cơ quan thông tin đại chúng như báo chí, đài phát truyền hình để chủ động thông tin tuyên truyền về công tác xét xử nhằm phổ biến giáo dục pháp luật nâng cao tinh thần đấu tranh phòng, chống tội phạm trong nhân dân”.
          Mặc dù trong công việc đồng chí rất công tâm và nghiêm khắc, nhưng trong những buổi sinh hoạt nội bộ cơ quan, hay những buổi tọa đàm của đơn vị đồng chí hết sức gần gũi, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng cũng như hoàn cảnh của đồng nghiệp, cán bộ cấp dưới để kịp thời giải quyết những vướng mắc, chỉ đạo tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thăm hỏi chia sẻ. Không những vậy đồng chí còn là tấm gương người sáng của TAND hai cấp tỉnh Lai Châu về người cán bộ - người phụ nữ “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”. Chính vì vậy đồng chí luôn được nhân dân, đồng nghiệp, cấp dưới tin tưởng ủng hộ trong suốt thời gian qua.
          Với sự nỗ lực và đóng góp của đồng chí trên cương vị là Thẩm phán, lãnh đạo TAND tỉnh, Tòa án nhân tỉnh Lai Châu nhiều năm liền được Tòa án nhân dân tối cao công nhận đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (2010 - 2013). Nhiều năm liền đạt danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” và 03 năm (2008, 2009, 2013) được tặng thưởng “Cờ thi đua ngành Tòa án nhân dân”, “Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh”. Về phía cá nhân đồng chí: Nhiều năm liền được tặng thưởng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở”, 04 năm được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành TAND, bằng khen Thủ tướng Chính phủ, nhiều Kỷ niệm chương, Bằng khen của Chánh án TANDTC, Chủ tịch UBND tỉnh, hội LHPN tỉnh...Năm 2014 đồng chí vinh dự đón nhận danh hiệu Thẩm phán tiêu biểu”.
                                                          Hồng Quyết
Share on Google Plus

About AN NHIÊN CÀ PHÊ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét