HỎI ĐÁP THI ĐUA KHEN THƯỞNG

Mọi thắc mắc về công tác thi đua khen thưởng sẽ được giải đáp đầy đủ. QUÝ VỊ VÀO PHẦN NHẬN XÉT ĐỂ HỎI ĐÁP NGHIỆP VỤ THI ĐUA, HAY YÊU CẦU TRỢ GIÚP VĂN BẢN NGHIỆP VỤ THI ĐUA
Share on Google Plus

About AN NHIÊN CÀ PHÊ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

18 nhận xét :

  1. Ông Sùng A Vao, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu hỏi:
    Cuối năm 2014 tôi có dự định đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen. Vậy tôi xin hỏi: Ngoài những tiêu chuẩn được quy định: Trong 5 năm tiếp theo được tặng bằng khen của tỉnh hoặc của bộ, ngành thì có thêm những tiêu nào để đề nghị Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen? xin cam ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trả lời:
      Điều 23 Nghị định 65/2014/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định:
      1. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” để tặng cho cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
      a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được bình xét trong các phong trào thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương hoặc các bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương phát động khi tiến hành sơ kết, tổng kết 03 năm trở lên;
      b) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất có phạm vi ảnh hưởng trong bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
      c) Đã được tặng Bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, trong thời gian đó có 05 sáng kiến được công nhận và áp dụng hiệu quả trong phạm vi cấp cơ sở hoặc mưu trí, dũng cảm, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được 05 lần tặng giấy khen trở lên.
      2. “Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ” tặng cho công nhân, nông dân, người lao động gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạt một trong các tiêu chuẩn sau:
      a) Lập được nhiều thành tích hoặc thành tích đột xuất trong trong lao động, sản xuất có phạm vi ảnh hưởng trong địa bàn cấp huyện;
      b) Công nhân có từ 02 sáng kiến trở lên mang lại lợi ích và có đóng góp trong việc đào tạo, bồi dưỡng, giúp đỡ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề;
      c) Nông dân có mô hình sản xuất hiệu quả và ổn định từ 02 năm trở lên, giúp đỡ hộ nông dân xóa đói giảm nghèo và tạo việc làm cho người lao động.
      Vậy căn cứ các tiêu chuẩn trên đề nghị ông liên hệ với cơ quan quản lý có thẩm quyền để trình khen thưởng theo quy định.
      Ông: Nguyễn Tiến Vinh, huyện Tam Đường hỏi.

      Xóa
  2. Ông: Nguyễn Tiến Vinh, huyện Tam Đường hỏi.
    Trong Quyết định thành lập Hội đồng bình xét thi đua, khen thưởng, các chức danh trong Hội đồng và các ủy viên có phải nêu rõ tên và chức danh cụ thể không? Các chức danh trong Hội đồng và các ủy viên không ghi rõ tên, chức danh và được ghi chung là đại diện lãnh đạo đơn vị A, đơn vị B thì có đúng luật không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trả lời:
      Theo điều 29 Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng quy định: Hội đồng thi đua - khen thưởng cấp tỉnh thực hiện theo nhiệm vụ, quyền hạn, tham mưu cho Chủ tịch UBND cấp tỉnh hướng dẫn thành lập, quy định nhiệm vụ, quyền hạn, thành phần đối với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc cấp tỉnh.
      Luật thi đua, khen thưởng và Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, Khen thưởng không quy định cụ thể trong quyết định thành lập Hội đồng bình xét thi đua, khen thưởng trong đó các chức danh trong Hội đồng và ủy viên phải nêu rõ tên và chức danh cụ thể.
      Trong trường hợp này, quyết định thành lập Hội đồng thi đua, khen thưởng là quyết định hành chính cá biệt nên để tránh việc ban hành nhiều quyết định khi các ủy viên chuyển công tác. Quyết đinh thành lập Hội đồng Thi đua, khen thưởng chỉ nên ghi chức, không ghi tên cụ thể thành viên.

      Xóa
  3. Tôi đang công tác trong một đơn vị sự nghiệp. Năm 2013 tôi có sáng kiến kinh nghiệm đạt loại A. Nhưng đến tháng 1 năm 2014 tôi đã nghỉ thai sản theo quy định chung là 6 tháng. Vậy cuối năm 2014 theo quy định tôi có được bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến hay không? Tôi xin chân thành cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo Điều 5, Nghị định 65/2010/NĐ-CP ngày 01/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua - Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng quy định:
      Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sĩ tiên tiến".
      Như vậy, trường hợp nữ nghỉ thai sản của Chị nếu đạt được các tiêu chuẩn, điều kiện trên thì được bình xét danh hiệu Lao động tiên tiến theo quy định.

      Xóa
  4. Mẹ tôi tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ tháng 9 năm 1970, nay muốn làm hồ sơ đề nghị Nhà nước khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhì có được hay không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo nội dung trình bày, Mẹ của anh tham gia công tác từ tháng 9 năm 1970 nhưng thời gian tham gia chống Mỹ để xét khen thưởng chỉ tính đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 nên thời gian của bà được tính là 4 năm 7 tháng x hệ số 1,0 cán bộ, công nhân viên = 4 năm 7 tháng. Nếu bà không phải là thương binh hoặc tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh thì thời gian trên chưa đủ để khen thưởng Huy chương Kháng chiến hạng nhì.

      Xóa
  5. Bố tôi đã được thưởng 01 huân chương kháng chiến hạng Nhất và 01 Huy chương kháng chiến hạng Nhất. Cho tới thời điểm hiện tại những giấy tờ trên đã bị mối xông gặm nhấm hỏng hết, đến nay chỉ còn giữ lại được 02 giấy chứng nhận cho huân, huy chương nói trên. Vậy tôi xin hỏi thủ tục cấp lại huân, huy chương bao gồm những giấy tờ gì? Rất mong nhận được ý kiến phản hồi hướng dẫn của Quý cơ quan. Xin trân trọng cám ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Căn cứ Công văn 06/BTĐKT-VP ngày 04/01/2012 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc cấp đổi hiện vật khen thưởng nêu rõ thủ tục cấp đổi như sau:
      - Đối với Bằng bị hư, hỏng hoặc in ấn sai, sót, Ban Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Vụ (phòng) TĐKT các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương có Công văn đề nghị Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cấp đổi (kèm theo danh sách đề nghị cấp đổi và hiện vật cũ).
      - Đối với Bằng bị mất hoặc sai do Quyết định khen thưởng ghi sai, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Thủ trưởng các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương có Công văn gửi Thủ tướng Chính phủ (qua Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) giải trình lý do cấp đổi (Kèm theo danh sách đề nghị cấp đổi và bằng in sai).
      Vì vậy, ông có thể liên hệ với Ban (Vụ) Thi đua - Khen thưởng của đơn vị đã đề nghị Nhà nước khen thưởng cho bố của ông trước đây hoặc Phòng Nội vụ, Ban Thi đua, khen thưởng tỉnh để được hướng dẫn cụ thể.

      Xóa
  6. Đức hồng Chínhlúc 18:06 16 tháng 12, 2014

    Các ban đảng, văn phòng huyện ủy cấp huyện có thẩm quyền khen thưởng không? Nếu có thì quy định ở văn bản nào? Xin chân thành cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại khoản 1, điều 90 của Luật Thi đua, khen thưởng có quy định: "Thủ trưởng cơ quan, tổ chức thuộc bộ, ban, ngành cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp nhà nước; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn và tương đương thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tặng danh hiệu "Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở", danh hiệu "Lao động tiên tiến", "Chiến sỹ tiên tiến", "Tập thể lao động tiên tiến", "Đơn vị tiên tiến" và "Giấy khen".

      Mặt khác tại điểm c, Điều 20 Thông tư 07/2014/TT-BNV ngày 29 tháng 08 năm 2014 v/v hướng dẫn thi hành một số điều của nghị định số 42/2010/nđ-cp ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật thi đua, khen thưởng và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng, nghị định số 39/2012/nđ-cp ngày 27 tháng 4 năm 2012 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 42/2010/nđ-cp ngày 15 tháng 4 năm 2010 của chính phủ và nghị định số 65/2014/nđ-cp ngày 01 tháng 7 năm 2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng năm 2013: "Tập thể, cá nhân chuyên trách công tác đảng, đoàn thể thuộc cấp huyện có đủ tiêu chuẩn khen thưởng theo quy định thì cơ quan đảng, đoàn thể trực tiếp quản lý xét đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định khen thưởng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khen thưởng hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng".
      Từ cơ sở trên, các ban đảng, Văn phòng Huyện ủy cấp huyện chỉ được xét và đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng chứ không có thẩm quyền khen thưởng.

      Xóa
  7. Xin hỏi: hiện nay tôi đang công tác tại cơ quan hành chính cấp tỉnh, năm 2014 tôi được đơn vị cử đi học, tỉnh đến thời điểm 31/12/2014 thời gian tôi đi học được 6 thang 20 ngày, thời gian còn lại tôi làm việc tại cơ quan, vậy cuối năm tôi được xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nào?

    Trả lờiXóa
  8. Ban Biên tập trả lời như sau
    Điều 5 Nghị định Số: 65/2014/NĐ-CP, ngày 01 tháng 07 năm 2014 Quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thi đua, khen thưởng năm 2013 nhua sau:
    Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”
    1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn quy định tại Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng năm 2013.
    2. Cá nhân tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc có hành động dũng cảm cứu người, cứu tài sản dẫn đến bị thương tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ sở y tế thì thời gian điều trị, điều dưỡng được tính để xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
    3. Cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn dưới 01 năm, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì thời gian học tập được tính vào thời gian công tác tại cơ quan, đơn vị để được bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”. Trường hợp cá nhân được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt quy định của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
    4. Thời gian nghỉ thai sản theo quy định được tính để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”.
    5. Đối với cá nhân chuyển công tác, cơ quan, tổ chức, đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” (trường hợp có thời gian công tác ở cơ quan cũ từ 06 tháng trở lên phải có ý kiến nhận xét của cơ quan cũ).
    Trường hợp được điều động, biệt phái đến cơ quan, đơn vị khác trong một thời gian nhất định thì việc xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” do cơ quan, đơn vị điều động, biệt phái xem xét quyết định (có ý kiến nhận xét của cơ quan, đơn vị tiếp nhận cá nhân được điều động, biệt phái).
    6. Không xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến” đối với một trong các trường hợp: Mới tuyển dụng dưới 10 tháng, nghỉ từ 40 ngày làm việc trở lên, bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.

    Trả lờiXóa
  9. Hỏi: Đề nghị cho biết có quy định nào cụ thể về việc xử lý, khắc phục những sai sót vi phạm trong công tác thi đua, khen thưởng sau thanh tra, kiểm tra?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc xử lý, khắc phục những sai sót trong công tác thi đua, khen thưởng sau thanh tra, kiểm tra thực hiện theo qui định tại Điều 96, Luật Thi đua, Khen thưởng:
      1. Người nào gian dối trong việc kê khai thành tích để được khen thưởng thì bị huỷ bỏ quyết định khen thưởng và bị thu hồi hiện vật và tiền thưởng đã nhận; tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà còn bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
      2. Cá nhân xác nhận sai sự thật hoặc làm giả hồ sơ, giấy tờ cho người khác để đề nghị khen thưởng; người lợi dụng chức vụ quyền hạn quyết định khen thưởng trái pháp luật thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
      Việc xử lý vi phạm trong thi đua, khen thưởng được quy định cụ thể tại Điều 96, 97, Luật Thi đua, Khen thưởng và các điều: Điều 80, 81, Điều 82, Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ. Những sai sót, tồn tại hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng theo kết luận thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, trách nhiệm xử lý, khắc phục của UBND các cấp.

      Xóa
  10. dạ cho e hỏi A có thành tích là sáng kiến cấp huyện đạt giải B và giáo viên dạy giỏi cấp trường , còn B đạt các thành tích : đồ dùng dạy học đạt giải C cấp huyện và sáng kiến giải C qui đổi từ đồ dùng dạy học , giáo viên dạy giỏi cấp trường . Vậy giũa A và B ai là người đạt thành tích cao hơn ạ ?

    Trả lờiXóa
  11. luật TĐKT quy định: được khen vì làm từ thiện thì không được thưởng có đúng không?

    Trả lờiXóa