THAM LUẬN
Về kinh
nghiệm thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”
"Ban dân vận Tỉnh ủy"
Nhận
thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của phong trào thi đua “dân vận khéo” là nội dung quan trọng trong công tác xây dựng đảng,
xây dựng chính quyền, cùng với các phong trào thi đua yêu nước trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã tham mưu cho Thường trực Tỉnh
ủy ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về việc tổ chức thực hiện phong trào thi đua
“Dân vận khéo”, đồng thời xây dựng kế hoạch hướng dẫn phong trào thi đua “Dân
vận khéo” nói chung, phong trào thi đua “Chính quyền dân vận khéo” và phong
trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới nói riêng cho Ban Dân
vận các huyện, thị, các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị trong hệ thống
chính trị từ tỉnh đến cơ sở một cách sâu rộng, nội dung tập trung vào việc
tuyên truyền vận động để cho cán bộ, công nhân viên, chiến sỹ lực lượng vũ
trang và quần chúng nhân dân hiểu sâu sắc về phong trào thi đua “Dân vận khéo”,
đồng thời tổ chức phát động và đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu
nước, các cuộc vận động, phong trào thi đua “Dân vận khéo” găn với việc thực
hiện các phong trào thi đua của các đơn vị như: Phong trào "lao động giỏi,
lao động sáng tạo" trong CNVC, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Ngân
hàng CS-XH; hướng dẫn, Phong trào
"nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau vượt khó
giảm nghèo và làm giàu chính đáng" do Hội Nông dân phối hợp với Ngân hàng
NN&PTNT giải quyết cho hàng nghìn lượt hộ vay. Phong trào "phụ nữ giúp
nhau phát triển kinh tế gia đình" thu hút sự tham gia đông đảo của hội
viên. Phong trào "5 xung kích phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ
quốc" và "4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp" của
Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các cấp bộ đoàn đã đảm nhận thực hiện
nhiều công trình, phần việc thanh niên. Tổ chức phát động phong trào ủng hộ Quỹ
vì người nghèo đã vận động đoàn viên, hội viên, nhân dân tích cực tham gia các
hoạt động chung tay chăm lo tết cho người nghèo, các hoạt động từ thiện nhân
đạo, đền ơn đáp nghĩa; đặc biệt là phong trào vận động xây dựng nhà đại đoàn
kết, nhà tình nghĩa, mái ấm công đoàn…; đẩy mạnh tuyên truyền các cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng
nông thôn mới, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Ngày vì người
nghèo”…Thực hiện các chương trình ký kết phối hợp với các cấp, các ngành, lực
lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh, vận động nhân dân không nghe, không tin luận
điệu tuyên truyền của kẻ xấu, không di dịch cư tự do, tích cực tham gia phòng
chống tệ nạn xã hội, thực hiện Luật Giao thông đường bộ...góp phần làm thay đổi
nhận thức của người dân, thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội, nhất là phong trào “Nhân dân các dân tộc Lai Châu chung
sức xây dựng nông thôn mới”.
* Kết quả đạt được trong phong trào thi đua “Dân vận khéo”: Ban
Dân vận đẫ chủ
động tham mưu Tỉnh ủy chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện Công văn số
372-CV/TU, ngày 24/9/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về việc tiếp tục thực hiện phong trào
thi đua “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực của đời sống xã hội gắn với phong trào
xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; tổ chức hội
thi “Dân vận khéo” các cấp trong tỉnh năm 2013. Phối hợp Sở Nội vụ tham mưu Hội
đồng thi đua – khen thưởng tỉnh ban hành
hướng dẫn về công tác khen thưởng trong phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên
địa bàn tỉnh Lai Châu. Tiếp tục tham mưu tổ chức làm điểm công tác dân vận
trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại xã
Bình Lư, huyện Tam Đường; chủ trương về thực hiện đề án thí điểm thành lập và
hoạt động của tổ dân vận bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Qua thực hiện các phong trào
thi đua “Dân vận khéo” đã đạt được nhiều kết quả thiết thực, góp phần quan
trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị, giữ vững ổn định chính trị trên địa bàn
tỉnh. Hiện toàn tỉnh có 1.178 mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.
* Kết quả thực hiện xây dựng nông
thôn mới và công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới:
Tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức trách nhiệm của cán
bộ dân vận, MTTQ và các đoàn thể nhân dân về công tác dân vận và phong trào thi
đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới; hướng dẫn về
công tác dân vận trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Quy
định về công tác dân vận tham gia trong quy hoạch, xây dựng và thực hiện các dự
án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng thu
hồi đất tái định cư trên địa bàn tỉnh; thực hiện Quy chế dân chủ trong xây dựng
nông thôn mới.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân tăng cường tuyên
truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân về phong trào thi đua xây dựng
nông thôn mới. Chỉ đạo, hướng dẫn cơ sở lựa chọn các nội dung cụ thể phù hợp
với tình hình thực tế của địa phương, cơ sở để tổ chức thực hiện gắn với chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, MTTQ phát động triển khai
“Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; Công
nhân viên chức LĐ với phong trào “Thi đua phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH nông nghiệp
và phát triển nông thôn”; Hội phụ nữ thực hiện cuộc vận động “ 5 không, 3
sạch”; Hội nông dân phát động phong trào nông dân chung sức xây dựng nông thôn
mới; Đoàn thanh niên phát động phong trào “Tuổi trẻ Lai Châu chung tay xây dựng
nông thôn mới”; Hội Cựu chiến binh với phong trào Cựu chiến binh làm kinh tế
giỏi. Hiệu quả từ những phong trào thi
đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần tích cực thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh của tỉnh.
* Kết quả thành lập và hoạt
động tổ dân vận thôn, bản:
Thực hiện Hướng dẫn số 80-HD/BDVTW,
ngày 28/02/2012 của Ban Dân vận Trung ương về việc thành lập và hoạt động của
tổ dân vận, bản, khóm, ấp, tổ dân phố, khu dân cư; Thông báo số 425-TB/TU, ngày 27/3/2012 của Thường trực Tỉnh ủy về xây
dựng đề án thí điểm thành lập và hoạt động của tổ dân vận ở bản, tổ dân phố,
khu dân cư trên địa bàn tỉnh, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, đôn đôccs, kiểm tra,
tổng kết một năm thí điểm thành
lập 06 tổ dân vận tại huyện Tân Uyên, Phong Thổ và thị xã Lai Châu.
Thông qua việc thí điểm thành
lập tổ dân vận đã nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ,
các đoàn thể nhân dân và phát huy được sức mạnh tổng hợp của
các tổ chức ở bản, tổ dân phố; trách nhiệm, nhận thức của chi bộ, của tổ dân
vận; đặc biệt là vai trò của đồng chí bí thư chi bộ về công tác dân vận; xác định rõ vai trò trách nhiệm của các tổ chức
trong bản, tổ dân phố, nhất là việc đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của các
cấp ủy đảng đối với công tác dân vận trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước; phát huy vai trò tích cực, chủ động của các thành viên
trong tổ về nắm, phản ánh kịp thời tình hình nhân dân; thực hiện phương châm
công tác dân vận đến từng nhà, từng người dân;
đồng thời hướng dẫn nhân dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức đảng,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, cán bộ, đảng viên.
Tuy nhiên việc triển khai thực hiện và tổ chức phong trào thi
đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh trong những năm qua còn một số tồn tại,
hạn chế.
Việc
tuyên truyền, vận động và triển khai phong trào thi đua “Dân vận khéo” có lúc,
có nơi chưa thường xuyên. Việc xây dựng mô hình “Dân vận khéo” chưa rõ nét,
chậm đổi mới, sự kết hợp giữa các cơ quan, ban, ngành chưa có sự phối hợp chặt
chẽ, một số nơi triển khai còn lúng túng.
Phong trào thi đua “Dân vận khéo” của tỉnh
trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả. Từ các phong trào thi đua đến
nay toàn tỉnh đã có 704 điển hình “Dân vận khéo”, trong đó có 141 tập thể và
603 cá nhân đăng ký mô hình “Dân vận khéo, có 24 tập thể và 21 cá nhân được
khen thưởng. Mỗi tập thể, mỗi cá nhân điển hình xuất sắc trong phong trào thi
đua dân vận khéo đều có cách làm hay, việc làm sáng tạo đem lại hiệu quả thiết
thực trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần xây dựng đảng, xây dựng
chính quyền của dân, do dân, vì dân, phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính
trị được giữ vững.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét