THAM LUẬN
Tổ chức phát động phong trào thi đua
vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh
Lai Châu là tỉnh vùng cao biên giới phía Tây Bắc của Tổ
quốc; Có tổng diện tích tự nhiên 9.068,78 km2; Toàn tỉnh có 07 huyện, 01 thành
phố, 108 xã, phường, thị trấn, 1.144 thôn bản; Dân số trên 40 vạn người, có 20
dân tộc cùng sinh sống, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm gần 86% tổng dân
số.
Trong các dân tộc thiểu số của tỉnh, dân tộc Thái chiếm
tỷ lệ cao nhất với 33%; dân tộc Mông chiếm 23%; dân tộc Dao chiếm 13%; dân tộc
Hà Nhì chiếm gần 4%; dân tộc La Hủ và dân tộc Giáy chiếm gần 3%; các dân tộc
còn lại chiếm 10% gồm có Khơ Mú, Lự, Lào, Mảng, Cống ... Trong 20 dân tộc, có
02 dân tộc chỉ có ở Lai Châu là dân tộc Mảng và La Hủ.
Việc phân bố dân cư giữa các dân tộc không đồng đều. Trình độ phát triển giữa các
dân tộc khác nhau, bên cạnh những dân tộc có điều kiện và trình độ phát triển
như (dân tộc Thái, Mông, Dao ...) là các dân tộc có trình độ phát triển thấp
hơn (dân tộc La Hủ, Mảng, Xi La...). Tuy nhiên, dưới tác động của các chính
sách, nhất là các chính sách đặc thù hỗ trợ cho các dân tộc đặc biệt khó khăn,
khoảng cách chênh lệch này đang được rút ngắn từng bước.
Địa
bàn cư trú của đồng bào có vị trí quan trọng về quốc phòng, an ninh và bảo vệ
chủ quyền biên giới quốc gia, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát
triển bền vững của quốc gia mà trực tiếp là các công trình thuỷ điện lớn trên
sông Đà và vùng châu thổ sông Hồng.
Năm 2014,
bên cạnh một số thuận lợi, tỉnh Lai Châu phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách
thức như: năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn
thấp; tình hình
biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp. Tỉnh
Lai Châu tiếp tục được Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm, HĐND,
UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách mới áp dụng trên địa bàn tỉnh. Song thời
tiết nắng nóng khô hạn kéo dài trên diện rộng, mưa đá, gió lốc ảnh hưởng không
nhỏ đến sản xuất nông nghiệp và đời sống Nhân dân.... Đồng thời,
trong năm 2014 tỉnh còn phải tập trung cho việc hoàn thành các công trình và
phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thủy điện huổi quảng, bản chát, tập trung lập và
thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, đẩy nhanh thi
công các dự án phục vụ công tác di chuyển ổn định đời sống của các hộ dân tái
định cư thủy điện Lai Châu, đến nay các dự án mặt bằng đã cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện cơ sở hạ
tầng và xây dựng các công trình thiết yếu khác ước đến hết năm 2014 di chuyển được 1.866/1.924 hộ, đạt 97%; đặc biệt là
các phong trào thi đua kỷ niệm 105 năm ngày thành lập tỉnh Lai Châu
(28/6/1909-28/6/2014), kỷ niệm 65 năm ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Lai Châu
(10/10/1949-10/10/2014), 60 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho đồng bào và cán bộ Lai
Châu (12/12/1953-12/12/2013), kỷ niệm 10 năm chia tách, thành lập tỉnh (01/01/2004-01/01/2014),
60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ; kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam, 25 năm ngày hội quốc phòng toàn dân... Bên cạnh các phong trào chính,
trong năm 2014, UBND tỉnh Lai Châu đẩy mạnh phong trào thi đua tạo sự chuyển
biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu
số trong tỉnh. Tập trung vào các lĩnh vực xoá đói giảm nghèo, tạo nguồn nhân
lực, giải quyết việc làm cho vùng dân tộc thiểu số nhằm phát triển kinh tế xã
hội, bảo đảm an ninh chính trị vùng dân tộc và miền núi; tận dụng cơ hội vượt
qua thách thức, đưa vùng dân tộc và miền núi cùng với cả nước bước vào tiến
trình hội nhập và phát triển.
Để thực
hiện tốt các phong trào thi đua đã được
phát động từ đầu năm, UBND tỉnh Lai Châu đã chủ động xây dựng kế hoạch
nhằm triển khai công tác tổ chức phát động các phong trào thi đua tại các địa
phương, đơn vị cơ sở trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc
thiểu số trong việc tổ chức triển khai, phát động các phong trào thi đua theo tinh thần “Đoàn
kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011-2015” do Thủ tướng Chính phủ phát động tại
Đại hội thi đua yêu nước Toàn quốc lần thứ VIII.
Qua
tổ chức triển khai phát động các phong trào thi đua, có thể khẳng định, công
tác TĐKT trên địa bàn tỉnh Lai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, có nhiều phương pháp đổi mới về nội dung và hình thức. Nội
dung phong trào thi đua diễn ra phong phú, đa dạng, bám sát nhiệm vụ chính trị, cụ thể, thiết thực và phù hợp với đặc
điểm tình hình của địa phương, đơn vị. Qua các phong trào thi đua, công tác thi
đua, khen thưởng đã nhận được sự hưởng ứng đông đảo của cán bộ, công chức, và
người lao động đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số hăng hái thi đua hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, phấn đấu nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác
và lao động sản xuất của từng đơn vị, địa phương trong toàn tỉnh với các phong
trào thi đua như: "Thi đua chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi"; "Nông dân thi đua đoàn kết giúp nhau
xoá đói, giảm nghèo"; "Thi đua chung sức xây dựng nông thôn
mới"; "Thi đua trồng và phát
triển cây cao su"; phong trào thực hiện "Cam kết 5 không 5 có"…. Đặc biệt ttính đến thời điểm
hiện nay toàn tỉnh đã quyết định, công nhận 1.067 cá nhân là người uy tín vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và tổ chức thành công Hội nghị người uy tín toàn tỉnh,
Đại hội các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu lần thứ II.
Với
các phong trào thi đua đã được phát động, nhìn chung công tác thi đua, khen
thưởng và phong trào thi đua yêu nước của tỉnh đối với vùng đồng bào dân tộc
thiểu số năm 2014 đã có bước chuyển biến tích cực, tình hình kinh tế, đời sống
văn hoá xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Lai Châu
tương đối ổn định, đồng bào tiếp tục nâng cao ý thức tự lực tự cường vươn lên
trong cuộc sống, vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước góp phần thực
hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng - an ninh, xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ngày càng
vững mạnh.
Các phong trào thi đua trên địa bàn tỉnh đã
được UBND tỉnh chú trọng quan tâm, chỉ đạo, các tiêu chí thi đua, thiết thực cụ
thể từ đó đã đem lại những kết quả đáng phấn khởi cùng với sự hưởng ứng nhiệt
tình và sự đóng góp vô cùng to lớn của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa
bàn tỉnh Lai Châu. Kết thúc năm 2014, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục
có bước phát triển toàn diện trên các lĩnh vực và đạt nhiều kết quả tích cực:
14/17 chỉ tiêu chủ yếu xấp xỉ đạt, đạt và vượt kế hoạch; tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,61%;
thu nhập bình quân đầu người đạt 16,3 triệu đồng (tăng 2,1 triệu đồng so với năm
2013); thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 818.1 triệu đồng (tăng 46,1% so
với kế hoạch); tổng sản lượng lương thực đạt trên 187 nghìn tấn; tỷ lệ hộ nghèo giảm từ
27,22% xuống còn 23,72%, thực hiện
tiêu chí nông thôn mới bình quân đạt 9,6 tiêu chí/xã, tăng 2,93 tiêu
chí/xã so với cuối năm 2013. Các lĩnh vực xã hội có nhiều tiến bộ, từng bước nâng cao chất lượng dạy
và học ở tất cả các cấp học; thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh và phúc lợi xã hội, đời sống của các tầng lớp dân cư cơ bản ổn định; Chính trị xã hội
ổn định, quốc phòng, an ninh giữ vững, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; công tác đối ngoại tiếp tục được tăng cường và từng
bước đi vào chiều sâu, công tác phòng, chống tham nhũng, tệ nạn ma tuý, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được quan tâm chỉ đạo; ... Các chủ trương của Tỉnh ủy, chế
độ, chính sách của HĐND, UBND tỉnh ban hành đã đi vào cuộc sống; Nhân dân các
dân tộc đoàn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, tạo môi
trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội... đạt được những kết quả nêu trên một phần
quan trọng có sự đóng góp của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn và hiệu
quả thiết thực từ các phong trào thi đua do tỉnh lựa chọn và phát động.
Để
có được kết quả trên chúng ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của
nhân dân các dân tộc thiểu số trên địa bàn, sự tạo điều kiện đặc biệt quan
trọng của các cấp, các ngành trong việc thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước ở
mọi lĩnh vực, góp phần quan trọng vào thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước đề ra.
Từ
những kết quả đã nêu trên. Tại hội nghị này tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm,
cách làm mà tỉnh Lai Châu thấy rằng phù hợp với điều kiện đặc thù của tỉnh
trong công tác tổ chức phát động các phong trào thi đua vùng đồng bào dân tộc
thiểu số như sau:
Một là, Tăng cường sự quan
tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự quản lý, chỉ đạo, điều hành của chính
quyền các cấp về vị trí, vai trò công tác thi đua -
khen thưởng; Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước;
Sự phối hợp giữa cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhằm tạo sự chuyển
biến trong các phong trào thi đua vùng đồng bào dân tộc thiểu số. v.v.,
Hai
là, Trong công tác tổ chức phát động phong trào thi đua vùng đồng bào dân tộc
thiểu số, UBND tỉnh Lai Châu luôn chú trọng ban hành đồng bộ các văn bản hướng
dẫn, chỉ đạo, nhằm tập trung giải quyết các vấn đề khó khăn, phức tạp của địa
phương, với phương châm phong trào thi đua dễ hiểu, dễ nhớ, dễ triển khai thực
hiện đạt hiệu quả thiết thực.
Ba
là, lựa chọn cán bộ làm phong trào thi đua ở cơ sở phải có lòng nhiệt tình, có
sự hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của địa phương, có năng lực tổ chức,
thu hút để hướng cho mọi người phấn đấu đạt mục tiêu đề ra; đồng thời cũng là
người giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh có khả
năng xử lý các tình huống khó khăn để tháo gỡ kịp thời ở những nơi phong trào thi đua còn yếu kém.
Bốn là, thực
hiện tốt việc khen đi đôi với thưởng, thực chất của việc khen thưởng là động
viên về yếu tố tinh thần, do vậy thực hiện việc khen thưởng công bằng, kịp thời
sẽ có tác dụng tích cực, làm cho người được khen có tâm trạng phấn khởi. Việc
khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết phong trào mới đưa
bình xét mà cần phải tiến hành thường xuyên. Có như vậy phong trào thi đua mới
khơi dậy ý thức chủ động, tự giác tham gia của đông đảo các tầng lớp nhân dân,
các lực lượng, đảm bảo cho phong trào phát triển liên tục, bền vững và đạt hiệu
quả cao. Năm 2014, Ngoài các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng thường
xuyên, UBND tỉnh Lai Châu đã tặng Bằng khen về thành tích đột xuất, khen thưởng
theo từng mặt, từng chuyên đề cho hơn 1.039 tập thể cá nhân, trong đó chiếm
phần lớn là các tập thể xã, phường và cá nhân ở cơ sở, những người trực tiếp
lao động sản xuất.
Nhằm làm tốt
hơn nữa công tác thi đua khen thưởng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, UBND tỉnh Lai
Châu có một số kiến nghị đối với Hội đồng TĐKT Trung ương như sau.
1. Thường xuyên tổ chức phát động các phong trào thi đua theo từng chuyên
đề đối với vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên phạm vi
cả nước nhằm thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển kinh tế- xã hội, quốc
phòng- an ninh.
2. Cần có hướng dẫn cụ thể trong
việc xét khen thưởng cho các hộ gia đình, cá nhân nông dân trực tiếp lao động
sản xuất là đồng bào dân
tộc thiểu số.
3. Tham
mưu cho Chính phủ sửa đổi Nghị định 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 quy định tổ
chức làm công tác TĐKT để bổ sung biên chế công chức làm công tác TĐKT ở cấp xã, phường, thị trấn cho phù hợp với
địa bàn rộng lớn.
Văn Thành
0 nhận xét :
Đăng nhận xét