Chị Thơm …hai đảm
Đó là chị Hà Thị Thơm người dân tộc Thái, hiện nay chị đang giữ chức vụ Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Uyên, ai đã tiếp xúc với chị một lần đều cảm nhận được ở một con người năng động, luôn trách nhiệm, nhiệt tình với công việc, không những thế chị còn là một phụ nữ luôn biết chăm lo xây dựng hạnh phúc gia đình, xây dựng gia đình tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc. Chị còn là người lưu giữ và phát triển nghề dệt truyền thống của quê hương
Người lưu giữ và phát triển nghề dệt truyền thống của quê hương
Bởi vì trước khi chúng tôi gặp chị, trên cương vị công tác là Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Tân Uyên, chị Thơm đã có quãng thời gian hoạt động không ngừng với mục đích để gìn giữ và phát triển nghề dệt truyền thống của quê hương. Ngày đó chị đứng ra thành lập HTX dệt may vải thổ cẩm Nà Cang, Than Uyên- Chuyên sản xuất vải thổ cẩm, túi xách dân tộc, khăn trải bàn, đệm ghế, quần áo dân tộc…không chỉ đem lại nguồn thu lớn cho gia đình, tạo công ăn, việc làm cho hơn 45 chị em phụ nữ nhà rỗi ở địa phương mà còn giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghề dệt truyền thống của quê hương. Qua lời bộc bạch chân thật về mình, chúng tôi được biết. Chị vốn sinh ra và lớn lên trên quê hương được coi là cái nôi văn hoá của dân tộc Thái, với nhiều ngành nghề truyền thống ở đội 18, xã Mường Cang - Than Uyên. Không hiểu từ lúc nào nghề dệt đã ngấm vào máu thịt của chị. Chị tâm sự “nghề dệt thổ cẩm là nghề truyền thống có từ lâu đời của người dân nơi đây, là nét văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc của dân tộc Thái có một không hai ở vùng quê này… Ngay từ khi còn nhỏ tôi đã được ông bà, cha mẹ dạy cho cách biết yêu quí nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống của quê hương, đến khi tôi lấy chồng tôi còng bảo chồng tôi làm cho cái khung dệt, đặt nơi góc nhà khi nào tôi rãnh rỗi thì tôi lại dệt áo, khăn cho chồng con..”. Chị sinh ra và lớn lên cùng với sự phát triển của nghề dệt, vì vậy chị luôn đau đáu trong tâm can mình là làm việc gì đó cho quê hương, đặc biệt là với cái nghề nghề dệt truyền thống của quê hương này.
Và ý tưởng thành lập HTX dệt may vải thổ cẩm của chị xuất hiện từ những năm 2002. “ Trong quá trình đi công tác tại cơ sở, nhận thấy nghề dệt quê hương mình có tiềm năng phát triển, các sản phẩm của quê hương mình vừa bền đẹp, thế nhưng lại sản xuất nhỏ lẻ manh mún. Chị em phụ nữ trong đội chủ yếu dệt để làm trang phục cho mình, nên còn rất ít gia đình còn duy trì nghề dệt vải thổ cẩm này và dường như người dân nơi đây không còn mặn nồng với nghề dệt nữa. Phụ nữ ở quê thì không có việc làm những ngày nhàn rỗi chẳng biết làm gì. Từ thực trạng đó, nẩy ngay trong đầu chị suy nghĩ: “Tại sao quê mình không có một HTX dệt may vaỉ thổ cẩm truyền thống của quê hương chứ vừa bảo tồn và gìn giữ nghề dệt truyền thống của dân tọc vừa tạo công ăn việc làm cho chị em phụ nữ trong địa bàn”- chị Thơm nhớ lại quyết định thành lập HTX của mình. Ban đầu chị vận động chị 15 em trong đội, xã thành lập tổ dệt vải thổ cẩm, lúc này khung cửỉ dệt đều là thủ công cho tự các chị em mua và làm lấy. Do vậy sản xuất gặp không ít những khó khăn. Trước tình hình đó được Hội phụ nữ huyện và tổ chức Xevecvi( ITALIA) tài trợ cho 15 máy dệt và máy may đa năng đồng thời mở lớp học nghề dệt vải thổ cẩm cho chị em. Nắm bắt cơ hội Chị đến từng nhà bàn bạc và vận động các chị em đi học để nâng cao tay nghề. Thiết bị đã có phần nào giảm bớt được nhũng khó khăn trong sản xuất. Năm 2004 chị xây dựng đề án thành lập HTX dệt may vải thổ cẩm Nà Cang và được UBND huyện phê duyệt. Lúc đó để có thêm nguyên liệu, máy móc… cho hoạt động HTX chị đã phải thế chấp tài sản của gia đình mình là 80 triệu. “Ban đầu chi em trong tổ còn ái ngại, chồng tôi còn khuyên ngăn… nhưng nhất định mình phải phát triển nghề dệt vải thổ cẩm, để mọi người trong nước biết được sản phẩm của quê hương mình” - chị nhớ lại quyết định của mình.
Ngày Hợp tác xã thành lập, người dân trong làng không khỏi vui mừng vì nay nghề dệt truyền thống của quê hương họ đang ngày càng phát triển, họ sẽ có công ăn việc làm tăng thêm thu nhập, nhưng một phần còng không khỏi ái ngại trước công việc của chị. Bởi vì trụ sở, công xưởng của HTX lúc này hoàn toàn bó hẹp trong nhà chị. “Thành lập HTX đã khó nhưng để duy trì hoạt động còn khó hơn. Ban đầu cơ sở vật chất thiếu thốn, kinh phí hoạt động hạn hẹp, sản phẩm chưa đa dạng và phong phú và thiếu thị trường tiêu thụ nên hoạt động của HTX gặp không ít những khó khăn, doanh thu của HTX do chị làm chủ nhiệm chủ yếu đủ lương cho các chi em công nhân” - chị nhớ lại những khó khăn ban đầu của HTX dệt may vải thổ cẩm Nà Cang khi bước vào hoạt động. Trước tình hình đó, năm 2003 một lần nữa chị đã nghị với UBND tỉnh Lai Châu giúp vốn đẻ xây dựng nhà xưởng, trụ sở làm việc mua thêm máy dệt, máy may. Đồng thời chị vay thêm 150 triệu đồng từ nguồn vốn NHCSXH huyện để làm vốn sản xuất. Trong quá trình hoạt động của HTX nhờ sự điều hành năng động của chị Thơm, với những chuyến đi thực tế nắm bắt thị trường, đổi mới mẫu mã, trong kinh doanh luôn đưa chữ tín lên hàng đầu. HTX dệt may vải thổ cẩm do chị chủ nhiệm hàng năm sản xuất ra thị trường trong nước hàng nghìn sản phẩm hàng thổ cẩm dệt may các loại, với nhiều bạn hàng lớn trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm thường xuyên cho 45 chị em phụ nữ nhà rỗi ở địa phương, với mức lương trung bình từ 2.000-2.500 ngàn đồng/người/ tháng. Với doanh thu là trên 600 triệu đồng/năm. Dù đã trao chức chủ nhiệm HTX dệt may vải thổ cẩm Nà Cang cho chị em trong HTX, song chị vẫn là thành viên của HĐQT, Trong tâm can chị luôn mong rằng HTX dệt may vải thổ cẩm sẽ ngày càng sản xuất ra những sản phẩm đẹp , phong phú đa dạng…các chi em trong HTX tiếp tục truyền dạy nghề dệt thổ cẩm cho lớp trẻ, để nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống ở Nà Cang sẽ được lưu bảo tồn và phát triển hơn nữa”…
Người cán bộ trách nhiệm, gương mẫu
Ai đã một lần gặp chi Thơm đều cảm nhận được ở chị đức tính của một cán bộ trách nhiệm, gương mẫu- một người phụ nữ đảm đang, đôn hậu, khuôn mặt khả ái, dáng người nhanh nhẹn, luôn nhiệt huyết trước công việc. Trước khi chị đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Uyên, chị thơm cũng đã từng trải qua nhiều công việc, trọng trách. Từ năm 1995-2008, chị công tác ở huyện Than Uyên, năm 2009 đến nay chị chuyển sang làm việc tại huyện Tân Uyên. Là một người năng nổ hoạt bát, ngay từ khi còn trẻ chị đã tham gia nhiều hoạt động xã hội như như: tham gia hoạt động văn nghệ ở thôn, xã, rồi huyện. Năm 1992 chị được Chi hội phụ nữ thôn bầu làm chi hội trưởng chi hội phụ nữ thôn. Năm 1995 chị làm nhân viên y tá thôn bản, tháng 2/1997 làm cán bộ chuyên trách dân số KHHGĐ xã Nà Cang, đến tháng 10/1997 chị làm Phó chủ tịch phụ nữ xã. Niềm vui đến với chị vào năm 2002 chi đã được kết nạp vào ĐCS Việt Nam. Năm 2004 chị chuyển sang làm Trưởng ban văn hoá xã và được bầu làm địa biểu HĐND tỉnh Lai Châu khoá XII. Tháng 6/ 2008 xã Nà Cang huyện Than Uyên chia tách thành 2 xã Hua Nà và Mường Cang chị đã được bầu làm Phó Chủ tịch xã Mường Cang. Tháng 1/2009 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chia tách huyện Than Uyên Thành lập huyện Tân Uyên, chị được điều động lên huyện mới Tân uyên giữ chức vụ Chủ tịch Hội LHPN huyện.
Trên cương vị là người đứng đầu Hội LHPN huyện trong những năm qua, chị luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm gương mẫu, cùng với các đồng chí trong Ban chấp hành Hội LHPN huyện Tân Uyên bám sát nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ huyện, tham gia đóng góp các ý kiến, đề ra các nhiệm vụ, xây dựng tổ chức hội các cấp vững mạnh, đẩy mạnh phong trào tổ chức Hội, tập trung tuyên truyền, vận động các chị em hội viên đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa, đẩy mạnh chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho các hội viên, động viên cán bộ hội viên, tích cực tham gia, hưởng ứng hiệu quả các phong tào thi đua yêu nước, tham gia các các hoạt động xã hội. Nêu cao tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc, thôn bản văn hóa. Với sự gương mẫu ở mọi lĩnh vực và sự nhiệt tình của mình nên chị đã được đông đảo bà con, hội viên tin yêu, quý trọng.
Với thành tích đã đạt được chị đã được các cấp, các ngành trao tặng nhiều Bằng khen, giấy khen. Đặc biệt trong năm 2007 chị được HĐND tỉnh Lai Châu tặng Bằng Khen vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động của người đại biểu HĐND; được liên minh HTX tỉnh Lai Châu tặng giấy khen vì có thành tích xuất sắc trong hoạt động phát triển kinh tế tập thể …vinh dự được đi dự Đại hội Nữ doanh nhân tiêu biểu Toàn Quốc tại Hà Nội do HPN Việt Nam tổ chức và được HLHPN Việt Nam tặng Bằng Khen vì có những thành tích xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh…vv. Không chỉ là con người của công việc chị Thơm còn là người vợ, người mẹ đảm đang trong gia đình, xây dựng gia đình “Bình Đẳng - ấm no - tiến bộ - hạnh phúc”. Nhiều năm liền gia đình chi đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa.../
Bài, ảnh: Tân Văn
0 nhận xét :
Đăng nhận xét