Nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công
tác thi đua – khen thưởng các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh
Công tác thi đua - khen thưởng là một trong những nội dung quan
trọng trong sự nghiệp lãnh đạo của Đảng, quản lý điều hành của Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngay từ khi ra đời, Đảng và Nhà nước đã xác định
"Thi đua - khen thưởng là động lực phát triển, là biện pháp quan trọng để
xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, thi đua yêu nước phải được tiến hành
thường xuyên, liên tục, hàng ngày". Để công tác thi đua - khen thưởng được
thực hiện thường xuyên và đạt kết quả tốt, một vấn đề có tính quyết định là
phải xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua-khen thưởng ở các cấp, các
ngành có chất lượng tốt, có đầy đủ uy tín và tinh thần trách nhiệm cao, công
minh, công tâm trong công tác. Đây là một bộ phận quan trọng cần được quan tâm.
Thực tiễn cho thấy, ở đâu không có đội ngũ cán bộ tốt thì ở đó công tác thi
đua, khen thưởng không có chất lượng.
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng bộ, chính
quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Lai Châu đang cùng với cả nước tiến hành
công cuộc đổi mới toàn diện đất nước. Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đang
có những thời cơ thuận lợi, nhưng cũng gặp không ít những khó khăn, thách thức.
Vì vậy, công tác thi đua - khen thưởng của Đảng, Nhà nước được phát huy mạnh mẽ
sẽ có tác dụng to lớn vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Quán triệt tư
tưởng của Đảng trong những năm qua, tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh đã có các chủ
trương trong việc, chủ động sắp xếp lại bộ máy tổ chức vừa đảm bảo tinh gọn,
vừa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra. Trong đó, chú trọng bồi dưỡng, xây dựng đội
ngũ cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng cấp tỉnh và các cấp, các ngành
đạt kết quả tốt. Do làm tốt việc tạo nguồn, bồi dưỡng và đào tạo cơ bản nên khi
đưa vào thực hiện, đội ngũ cán bộ này đã phát huy tốt vai trò trách nhiệm, làm
tốt công tác tham mưu, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chặt chẽ. Công
tác thi đua - khen thưởng của cấp tỉnh và các huyện, thành phố, các sở, ban,
ngành đoàn thể tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp, đạt kết quả đáng khích lệ, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, tăng cường quốc phòng - an ninh, huy động được
sức mạnh to lớn của nhân dân các dân tộc trên địa bàn, giữ vững được biên
cương của tổ quốc.
Giai đoạn 2004-2014 trong
việc xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc hàng nghìn tập thể và cá nhân trong tỉnh có
thành tích xuất sắc đã được Đảng và Nhà nước tuyên dương và phong tặng những
danh hiệu cao quý như Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, Anh hùng
lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới..., nhờ đó đã khích lệ
lòng yêu nước, quyết tâm thi đua thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá góp phần đưa đất nước vững bước đi lên CNXH - con đường mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn.
Tuy nhiên, nhìn lại những năm qua, phong trào thi đua và công tác
khen thưởng ở cấp tỉnh và các sở, ban, ngành đoàn thể tỉnh còn bộc lộ những hạn
chế, yếu kém, bất cập. Thể hiện ở các phong trào thi đua chưa đều, chưa huy động
được đông đảo nhân dân tham gia. Ở nhiều nơi, công tác thi đua - khen thưởng
còn mang tính hình thức, chưa thực sự trở thành động lực thúc đẩy thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương. Công tác sơ kết, tổng kết thi đua
- khen thưởng chưa được coi trọng, chưa đánh giá đúng thực chất thi đua - khen
thưởng. Trình độ, năng lực tiến hành tổ chức công tác thi đua - khen thưởng của
một số đơn vị, địa phương còn hạn chế, còn lúng túng trong xác định mục tiêu,
phương hướng, nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành, hiệu quả công tác thi
đua còn thấp. Công tác thi đua - khen thưởng chưa thật sự trở thành động lực
mạnh mẽ động viên, cổ vũ mọi tầng lớp nhân dân ra sức thi đua lao động sản
xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác khen thưởng chưa gắn chặt với công
tác thi đua. Đối tượng, tiêu chí, tiêu chuẩn khen thưởng và chế độ đãi ngộ người
có thành tích xuất sắc đã được đổi mới nhưng chưa thỏa đáng, làm giảm tác dụng
của công tác thi đua - khen thưởng.
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nêu trên có một phần quan trọng
do hạn chế về năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng
các cấp, các ngành. Nhiều nơi, đội ngũ cán bộ chưa đủ tầm, đủ tâm, tham mưu cho
cấp ủy về cơ chế chính sách; về phát hiện xây dựng, bồi dưỡng các nhân tố mới
và các điển hình tiên tiến; xây dựng nội dung các phong trào thi đua. Trong khi
đó, một số đơn vị chưa thực sự quan tâm thường xuyên đến xây dựng đội ngũ cán
bộ này. Trong nhận thức của một số cấp ủy và thủ trưởng đơn còn chưa thấy rõ vị
trí, vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác
thi đua - khen thưởng. Có nơi, còn bố trí cán bộ không có năng lực, hoặc thường
xuyên luân chuyển, việc coi nhẹ bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ
làm công tác thi đua vẫn còn tồn tại
Ngày 07 tháng 4 năm 2014 Ban chấp hành trung ương Đảng đã ban hành
Chỉ thị số: 34-CT/TW về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó có nêu: “Ban cán sự Đảng, Chính phủ
chỉ đạo các bộ, ban, ngành đoàn thể trung ương khẩn trương kiện toàn bộ máy làm
công tác thi đua, khen thưởng các cấp nhằm tạo sự thống nhất, ổn định từ trung
ương đến địa phương. Bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng cần tổ chức gọn
nhẹ, hiệu quả; bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có năng lực, trình
độ phù hợp, đáp ứng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng…”. Để công tác thi
đua, khen thưởng đi vào nề nếp, có chiều sâu và đáp ứng được yêu cầu của Chỉ
thị cần có một số biện pháp cụ thể như:
Thứ nhất, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy và thủ trưởng đơn vị về
công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua - khen
thưởng
Trước tiên, phải quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua,
khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Để cấp ủy
các cấp và thủ trưởng đơn vị có nhận thức sâu sắc vị trí, tầm quan trọng của
đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua -
khen thưởng.
Trong quá trình nâng cao nhận thức, cấp uỷ và thủ trưởng đơn vị cần
chú trọng việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch hướng dẫn về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng. đa dạng hoá các hình thức đào
tạo, bối dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán
bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp, các ngành có năng lực và trình độ
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới..
Thứ hai: tăng cường sự lãnh đạo, chỉ
đạo của cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị đối với đội ngũ cán bộ làm công tác
thi đua, khen thưởng trong việc xây dựng chương trình công tác toàn khóa, hàng
năm, hàng quý, hàng tháng một cách cụ thể, khoa học và chất lượng. Thực hiện
tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình, xây dựng tình đoàn kết thống nhất trong
chuyên môn; kiên quyết đấu tranh khắc phục các biểu hiện độc đoán, chuyên
quyền, cá nhân, coi thường tổ chức, ngại học tập, rèn luyện của đội ngũ cán bộ
làm công tác thi đua, khen thưởng. Đồng thời người làm công tác thi đua, khen
thưởng phải thường xuyên nắm vững, quán triệt sâu sắc đường lối quan điểm của
Đảng, luật pháp Nhà nước về thi đua, khen thưởng. kịp thời uốn nắn những sai sót, yếu kém, bất
cập.
Thứ ba, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác thi đua - khen
thưởng cấp các cấp
Xây dựng các nguyên tắc cơ bản trong tổ
chức bộ máy, đảm bảo vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, vừa
thúc đẩy công tác thi đua - khen thưởng, tạo sự thống nhất, đoàn kết trong xử
lý công việc, làm cho công tác này đi vào nền nếp, khoa học. Trước mắt, cần tập
trung vào một số nội dung:
Một là, xác định cơ cấu đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua - khen
thưởng các cấp một cách hợp lý, đảm bảo các cơ cấu độ tuổi, trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ, đảm bảo có đủ cán bộ để
bố trí vào các cương vị thích hợp.
Hai là, khảo sát, đánh giá đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua -
khen thưởng các cấp, hiện có, dự báo sự biến động và nhu cầu cán bộ lãnh đạo
chủ chốt cho từng thời kỳ.
Ba là, tích cực tạo nguồn cán bộ làm công tác thi đua - khen thưởng,
coi trọng tạo nguồn cán bộ chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng tham gia
Bốn là, tăng cường quản lý, đánh giá cán bộ trong quy hoạch, định kỳ
xem xét quy hoạch cán bộ chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng, bổ sung,
hoàn chỉnh quy hoạch; nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, quản lý, đánh giá đối với cán bộ chuyên trách công tác thi đua -
khen thưởng cấp tỉnh; Chất lượng cán bộ là điều kiện để nâng cao chất lượng
công tác thi đua - khen thưởng, bởi không có đội ngũ cán bộ tốt thì mọi công
việc đều không được triển khai có kết quả. Thấm nhuần tinh thần đó, công tác quy
hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, đánh giá cán bộ chuyên trách công
tác thi đua - khen thưởng cấp tỉnh phải được chú trọng và được coi là công việc
thường xuyên của lãnh đạo. Việc quy hoạch cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý,
đánh giá cán bộ chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng cấp tỉnh cần được
thực hiện đồng bộ từ chủ trương, giải pháp đến các biện pháp chỉ đạo thực hiện,
từng bước nâng cao chất lượng cán bộ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm
bảo sự chuyển tiếp liên tục giữa các thế hệ cán bộ, tránh tình trạng hẫng hụt
cán bộ.
Việc đánh giá cán bộ chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng cấp
tỉnh, được thực hiện trên các mặt: khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc
trong từng vị trí, từng thời gian; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; khả
năng phát triển, gắn với yêu cầu của từng chức danh, từng cán bộ cụ thể. Khi
đánh giá cán bộ chuyên trách công tác thi đua - khen thưởng cấp tỉnh, cần phải
thận trọng xem xét việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đối
với công tác cán bộ.
Thứ tư, đề cao và phát huy tinh thần tự rèn luyện của cán bộ chuyên
trách và bán chuyên trách các cấp làm công tác thi đua - khen thưởng.
Phát huy tốt vai trò tự học tập rèn luyện của đội ngũ cán bộ làm công
tác thi đua - khen thưởng, đặc biệt là tự học tập rèn luyện trong thực tiễn tại
cơ quan đơn vị. Nhằm giúp cho cán bộ luôn tự tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất
chính trị, đạo đức, lối sống, chủ động tự học tập nâng cao trình độ lý luận
chính trị và trình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ. Đồng thời, cấp ủy tỉnh,
thành phố cũng phải thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho từng cán
bộ thực hiện quá trình tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao năng lực công tác
với mục tiêu là giỏi chuyên môn việc mình đảm nhiệm, nắm chắc và đảm nhiệm được
công việc cấp trên để tiếp cận khi luân chuyển hoặc được bổ nhiệm đều hoàn
thành chức trách nhiệm vụ được giao.
Thường xuyên thực hiện tốt công tác
kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vụ việc xảy ra, làm cho đội
ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng phải thật sự là người mẫu mực về
phẩm chất, năng lực, trình độ, văn hóa, nghiệp vụ chuyên môn, phong cách phục
vụ nhân dân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới./.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét