PHONG TRÀO NUÔI CÁ NƯỚC LẠNH
TIỀM NĂNG VÀ THÁCH THỨC
Lai Châu là tỉnh vùng núi cao
biên biên giới, có địa hình chủ yếu là núi cao, có hệ thống sông suối phong
phú, có độc dốc lớn, chất lượng nước tốt, phù hợp cho phát triển cá Hồi, cá Tầm.
Tuy nhiên, việc nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh trong thời gian vừa qua vẫn
mang tính tự phát, mô hình nhỏ lẻ manh mún chưa áp dụng được công nghệ, kỹ
thuật vào sản xuất.
Phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh là nơi
có nhiều sông suối với nguồn nước ổn định, môi trường nước và khí hậu phù hợp
với các điều kiện sinh thái của cá nước lạnh. Năm 2006 trung tâm thủy sản đã
tiến hành khảo sát và nuôi thử nghiệm cá hồi tại tỉnh, kết quả nuôi đã khẳng
định điều kiện thời tiết, khí hậu và nguồn nước ở tỉnh phù hợp cho cá Hồi sinh
trưởng và phát triển. Đó cũng chính là cơ sở cho một số doanh nghiệp đầu tư xây
dựng cơ sở và nhập giống cá Hồi về nuôi và đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 6 cơ
sở nuôi cá tầm, cá hồi, có cơ sở cho thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên,
hiện nay các đơn vị nuôi cá nước lạnh đang đối mặt với không ít khó khăn, thách
thức.
Hiện
nay, trên địa bàn tỉnh có 4 huyện có tiềm năng lớn về nuôi cá nước lạnh đó là
Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ và Tân Uyên. Trong đó, Tam Đường có 6 khu vực có
thể phát triển và mợ rộng diện tích nuôi cá nước lạnh. Và để thu hút các tổ
chức và cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở nuôi cá nước lạnh trên địa bàn huyện, từ
đó tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương và có tác động mạnh mẽ đến việc
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, huyện sẽ tạo mọi điều kiện tốt
nhất.
Các đồng chí lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu và Bộ CHQS
tỉnh tham quan mô hình nuôi cá hồi của đoàn Kinh tế - Quốc phòng 356
Cá nước lạnh là những đối
tượng có giá trị kinh tế cao, đã được nhiều quốc gia nhập nội và nuôi thành
công. Đối với tỉnh ta có địa hình, hệ thống sông suối, khí hậu phù hợp để nuôi
cá nước lạnh. Và để có cơ sở khai thac hiệu quả tiềm năng đó, đồng thời thu
hút, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nuôi cá nước lạnh UBND tỉnh đã
xây dựng quy hoạch nuôi cá nước lạnh giai đoạn 2011- 2020. Và theo như quy
hoạch thì đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh sẽ có trên 50 ha nuôi cá nước lạnh tại
các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tân Uyên và Than Uyên; các tổ chức cá
nhân đầu tư nuôi cá nước lạnh tại vùng quy hoạch nuôi tập trung ngoài các chính
sách hỗ trợ ưu đãi về đất đai theo quyddinhj hiện hành còn được hỗ trọ một phần
chi phí giải phóng mặt bằng theo chính sách thu hút ưu đãi đầu tư của tỉnh.
Theo Ông Lê Trọng Quảng – Phó chủ tịch UBND tỉnh cho biết mặc
dù đây là nghề mới và rất khó, nhưng lại có giá trị kinh tế rất cao. Vì vậy nếu
việc nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh được mở rộng sẽ góp phần phát triển
ngành thủy sản của tỉnh theo hướng bền vững, góp phần làm thay đổi bộ mặt của
địa phương và cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo bền vững./.
Nuôi
các nước lạnh là khai thác tiềm năng, thế mạnh để mở ra một hướng đi mới, mở ra
triển vọng trong nuôi trồng thuỷ sản của địa phương; góp phần phát triển ngành
thủy sản của tỉnh theo hướng bền vững. Để đạt được mục tiêu trên cũng như chủ
trương quy hoạch phát triển nuôi cá nước lạnh trên địa bàn tỉnh đến năm 2020
thì rất cần thực hiện đồng bộ các giải pháp, đồng thời đầu tư hợp lý, đầy đủ
theo hướng ưu tiên từ phía nhà nước, các doanh nghiệp, đặc biệt là của người
dân và chính quyền địa phương trong quá trình đầu tư nuôi trồng và đầu ra cho
sản phẩm./.
Minh
Trang
0 nhận xét :
Đăng nhận xét