THAM LUẬN

THAM LUẬN
Các giải pháp thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi

Phòng GD&ĐT huyện Phong Thổ

          Trước hết tôi xin gửi đến quý vị lời chúc sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Được sự cho phép của Ban Tổ chức hội nghị tôi xin phát biểu tham luận các giải pháp thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi.
Phong Thổ là huyện biên giới của tỉnh Lai Châu phía Đông giáp huyện Bát Xát của tỉnh Lào Cai; phía Tây và Bắc giáp Trung Quốc; phía Nam giáp 2 huyện Sìn HồTam Đường. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 102.924,5 ha; có đường biên giới dài 98,95 Km tiếp giáp với huyện Kim Bình - tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; toàn huyện có 18 xã thị trấn, trong đó có 13 xã biên giới. Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn. Một số xã vùng cao, vùng biên giới các điểm bản cách xa phải đi bộ từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ mới đến trung tâm xã.
Toàn huyện có 70 trường, trong đó: Mầm non: 21 trường,; Tiểu học: 25 trường (Có 06 trường PTDTBT TH); THCS: 19 trường (Có 10 trường PTDTBT THCS). Có 03 trường THPT; 01 Trung tâm GDTX, 01 trường dân tộc nội trú.
Công tác phổ cập giáo dục (PCGD) của huyện Phong Thổ luôn nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo sâu sát của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh, đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT Lai Châu. Nhận thức của nhân dân các dân tộc trong huyện về giáo dục nói chung và công tác phổ cập nói riêng từng bước được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động học sinh đến lớp, đến trường.
Các cấp ủy đảng, chính quyền quan tâm tới công tác tuyên truyền vận động, tạo bước chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục, từng bước đưa sự nghiệp giáo dục huyện Phong Thổ đi lên. Ban Chỉ đạo PCGD các cấp được kiện toàn, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Công tác xã hội hoá giáo dục trên địa bàn huyện đã có bước chuyển biến tích cực, nhận thức của cấp uỷ, chính quyền địa phương và của nhân dân trong huyện về công tác Giáo dục nói chung và công tác Phổ cập Giáo dục mầm non nói riêng đã được nâng lên, tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng, ban, đoàn thể và chính quyền từ huyện tới các xã trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị trên địa bàn huyện.
         Mạng lưới trường lớp học tiếp tục phát triển, các đơn vị trường được bổ sung xây dựng và tu sửa đến tận điểm bản, cự ly đến trường của học sinh khá hợp lý, cơ sở vật chất nhà trường được tập trung đầu tư dần theo hướng kiên cố hoá đảm bảo cho việc dạy và học trong toàn huyện.
         Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được kiện toàn và bổ sung về cơ bản đáp ứng được nhu cầu trong công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành giảng dạy của các nhà trường.
Là huyện vùng cao biên giới, địa bàn rộng, địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, kinh tế - xã hội phát triển chậm, dân cư sống không tâp trung, trình độ dân trí thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, thiếu nước sinh hoạt (Thiếu cục bộ) cũng như cơ sở vật chất (Một số trường chưa có các phòng chức năng, phòng làm việc của ban giám hiệu, nhà bán trú cho học sinh và nhà công vụ cho giáo viên…) trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi; các công trình phụ trợ cho việc dạy và học tuy đã được tập trung đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Công tác tuyên truyền về PCGDMN của một số cấp uỷ, chính quyền một số xã còn chưa sâu rộng, còn nặng về hình thức, chưa cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo của bộ, của tỉnh, của huyện thành văn bản chỉ đạo của xã. Nhận thức của nhân dân các dân tộc vùng cao, vùng biên về công tác giáo dục chưa đầy đủ, vẫn còn những phong tục, tập quán lạc hậu nên ảnh hưởng đến việc huy động học sinh ra lớp và duy trì nâng cao chất lượng giáo dục.
Từ những thuận lợi và khó khăn trên UBND huyện đã xác định cần phải có những giải pháp đột phá để tổ chức, triển khai, thực hiện công tác PCGDMN cho trẻ em 5 tuổi đó là:
Một là: Công tác tuyên truyền, phổ biến nhiện vụ phổ cập giáo dục.
Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, cho nhân dân, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của phổ cập giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục.
 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ, tiêu chí  PCGDMNTNT Tới toàn thể các ban ngành đoàn thể và nhân dân trên địa bàn.
Tăng cường sự lãnh chỉ đạo của các cấp Ủy đảng, chính quyền địa phương đối với công tác Phổ cập giáo dục. Nêu cao tinh thần trách nhiệm của các đoàn thể đối với công tác PCGDMNTNT.
Hai là: Công tác chỉ đạo quản lý nâng cao chất lượng PCGD.
Tập chung chỉ đạo thực hiện tốt chương trình GDMN và bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; chú trọng nâng cao thực hiện chương trình giáo dục tại các lớp mẫu giáo ghép, chất lượng ở các điểm trường vùng khó khăn, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ. Đổi mới nội dung, phương pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp theo vùng để nâng cao chất lượng.
Quan tâm bồi dưỡng đội ngũ giáo viên nhất là giáo viên dạy các lớp mẫu giáo ghép. Tăng cường công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý  giáo dục và giảng dạy.
Tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, trường đạt chuẩn chất lượng giáo dục. Thường xuyên kiểm tra rà soát, cập nhật bổ sung dữ liệu PCGD theo từng bậc học đảm bảo đúng, đủ, trình bầy sạch đẹp khoa học trong bộ hồ sơ.
 Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để có biện pháp củng cố, duy trì kết quả PCGD nhất là PCGDMNTNT, nâng cao chất lượng GDMN cũng như chất lượng giáo dục chung trong toàn huyện, Ban chỉ đạo và các đơn vị trường thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm theo định kì hàng quý, năm và làm tốt công tác thi đua khen thưởng nêu và nhân rộng gương cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến.
Ba là: Thực hiện tốt công tác phối hợp huy động học sinh ra lớp nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục.
Phòng GD&ĐT phối hợp với Ban chỉ đạo PCGD với các ban ngành, các đoàn thể, các đơn vị trường huy động tối đa số trẻ em trong độ tuổi ra lớp, để thực hiện chăm sóc giáo dục học sinh, duy trì và giữ vững tỉ lệ chuyên cần.
Tham mưu đưa chỉ tiêu phổ cập giáo dục và chống mù chữ vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện để chỉ đạo thực hiện. Lấy tỉ lệ học sinh đi học chuyên cần để bình xét đánh giá cán bộ cuối năm.
Hàng năm tổ chức ký cam kết với Bí thư, Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trong việc đăng ký cho học sinh đến trường và duy trì tỉ lệ chuyên cần để thực hiện phổ cập giáo dục
Bốn là: Công tác xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư thiết bị, đảm bảo ngân sách duy trì PCGD
Đẩy mạnh việc huy động nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất  theo hướng kiên cố hóa. Ưu tiên dành quỹ đất cho GDMN, trẻ mẫu giáo 5 tuổi; triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với trẻ mầm non, giáo viên mầm non 
Tham mưu với các cấp phân bổ ngân sách đầu tư xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Đảm bảo đủ cơ sở vật chất trường lớp học, nhà chức năng, nhà công vụ nhà ăn, nhà bếp, nước sạch, nhà vệ sinh và các trang thiết bị dạy học đáp ứng nhu cầu dạy và học.
Ngoài ra UBND huyện đã đề ra các giải pháp đột phá như:
 Ban chỉ đạo PCGD đã thực hiện tốt công tác tham mưu, công tác phối hợp, công tác lãnh chỉ đạo trong việc triển khai thực hiện công tác PCGDMNTNT; thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở việc huy động trẻ ra lớp, duy trì đảm bảo sĩ số nâng cao tỉ lệ chăm sóc giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Đưa mục tiêu PCGDMNTNT vào Nghị quyết phát triển kinh tế xã hội- đảm bảo An ninh quốc phòng của xã và triển khai cho các cấp, các ban ngành đoàn thể cùng thực hiện
Thực hiện tốt công tác XHH giáo dục, vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng tu tạo, bảo vệ các công trình giáo dục trên địa bàn; phối hợp với nhà trường và các đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà giáo và các cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành nhiệm vụ.
Lồng ghép các chương trình dự án khác nhau trên cùng địa bàn và huy động mọi nguồn lực hợp lý của nhân dân để thực hiện. Cha mẹ có trách nhiệm phối hợp với nhà trường để nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ.
Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội đầu tư xây dựng, tu sửa trường, lớp, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi cho trẻ, bảo đảm cho trẻ có đủ điều kiện thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới.
Do thực hiện tốt các giải pháp trên nên huyện đã thu được những kết quả về GDMN giai đoạn 2011-2015
- Quy mô trường, lớp, học sinh : Toàn huyện có  21 trường với 263 lớp = 5622 trẻ: Trong đó có: 167 lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tổng số trẻ 5 tuổi huy động ra lớp: 1898 trẻ đạt tỉ lệ: 99.5%.
Tỉ lệ trẻ huy động ra lớp năm sau tăng hơn năm trước, kết quả năm học 2014-2015 tăng so với năm học 2011-2012 là: 324 trẻ tăng 1.2%. Trong đó trẻ năm tuổi tăng 14 trẻ tăng : 0.4%
- Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên: Tính đến thời điểm hiện tại huyện có: 285 giáo viên dạy lớp 5 tuổi. Trình độ chuyên môn trên chuẩn: 165 người đạt 57,9%; trỉnh độ chuẩn: 120 người đạt 42,1%. Kết quả đạt được tại thời điểm cuối năm học 2014-2015 so với cùng thời điểm của năm 2011-2012 tăng 89 giáo viên; tỉ lệ giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn tăng 19%.
- Cơ sở vật chất: Tổng số phòng học cho lớp mẫu giáo 5 tuổi là: 167 phòng. Trong đó: Kiên cố: 88 phòng; Bán kiên cố: 35 phòng; Tạm, mượn: 44 Phòng. So với cuối năm 2011-2012 phòng kiên cố tăng 13 phòng; tăng 9.8%. Bán kiên cố tăng: 17 phòng tăng: 10.7%; phòng tạm, mượn giảm: 38 phòng giảm 20.6%.
Tổng số lớp 5 tuổi đủ thiết bị đồ dùng đồ chơi; Số sân có đồ chơi tăng 53 sân so với năm học 2011-2012; tăng 32.7% ; Tổng số bếp nấu ăn cho trẻ tăng: 67 bếp. Tổng số nhà vệ sinh tăng là: 30 nhà.
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục: Toàn huyện có 1884/1884 = 100% trẻ 5 tuổi được học 2 buổi/ ngày theo chương trình GDMN. Có: 105 lớp thực hiện bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi; 100% trẻ 5 tuổi được tổ chức ăn bán trú tại trường; Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm 2,2%; thể thấp còi giảm 9,2% so với cùng thời điểm năm 2011-2012; Tỉ lệ trẻ 5 tuổi đạt yêu cầu các lĩnh vực GD tăng so với năm học 2011-2012 là: 8,8%. Tỉ lệ chuyên cần của trẻ đạt: 96,6 %;
Bài học kinh nghiệm
Để thực hiện tốt công tác PCGDMN cho trẻ 5 tuổi trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền phổ biến mục đích ý nghĩa, tầm quan trọng của PCGDMNTNT tới mội tầng lớp cán bộ, giáo viên và  nhân dân để mọi người hiểu và tham gia cùng với giáo dục.
Làm tốt công tác tham mưu xây dựng ban hành văn bản, cụ thể hóa văn bản cấp trên và triển khai đồng bộ tới Ban chỉ đạo PCGD cấp xã, thị trấn và các đơn vị trường MN; Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá để có biện pháp củng cố, duy trì kết quả PCGDMNTNT,
Phát huy vai trò trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ huyện tới các xã, thị trấn. Đây là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công của công tác PCGDMN cho trẻ năm tuổi.
Thực hiện đúng đủ kịp thời các chế độ chính sách cho người dạy và người học. Đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi các công trình phụ trợ cho các lớp có trẻ 5 tuổi.

Đẩy mạnh công tác kiểm tra tư vấn  bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng được nhu cầu giảng dạy nâng cao chất lượng. Thường xuyên kiểm tra rà soát, cập nhật bổ sung dữ liệu PCGD theo từng bậc học đảm bảo đúng, đủ, trình bầy sạch, đẹp, khoa học trong bộ hồ sơ.
Share on Google Plus

About AN NHIÊN CÀ PHÊ

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét :

Đăng nhận xét