THAM LUẬN
"Kinh nghiệm trong công tác phát hiện,
bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến, biểu dương gương người tốt việc tốt của
Công an tỉnh"
|
Công
an tỉnh Lai Châu
|
Phong trào thi đua yêu nước do UBND tỉnh phát động và
phong trào thi đua “Vì ANTQ” trong lực lượng CAND có ý nghĩa quan trọng trong
công tác chính trị, tư tưởng của lực lượng Công an Lai Châu. Qua đó, động viên
cán bộ chiến sỹ nêu cao tinh thần trách nhiệm, vượt qua mọi khó khăn, thách thức,
phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ ANQG và bảo đảm TTATXH mà Đảng,
Nhà nước và nhân dân giao cho.
Năm 2016, tình hình ANQG và trật tự ATXH trên địa bàn
Lai Châu vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố gây phức tạp, như: Vấn đề tuyên truyền “Nhà
nước Mông”, hoạt động Tôn giáo trái pháp luật, tranh chấp khiếu kiện, di cư tự
do, trộm cắp tài sản, mua bán người, tội phạm về ma túy...
Trước tình hình trên, Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh
đã có nhiều biện pháp chỉ đạo lực lượng Công an Lai Châu thực hiện tốt nhiệm vụ
bảo vệ ANQG và bảo đảm trật tự ATXH. Tổ chức phát động phong trào thi đua "Vì
ANTQ" gắn với việc
thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh;
Chỉ thị của Bộ Công an về tiếp tục thực
hiện phong trào CAND học tập, thực hiện 6 điều
Bác Hồ dạy và tiếp tục siết chặt kỷ luật, kỷ
cương điều lệnh, xây dựng nếp sống văn hóa, vì nhân dân phục vụ trong lực lượng
Công an Lai Châu, trong đó đặc biệt chú trọng
công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát hiện điển hình tiên tiến, gương người tốt
việc tốt làm nòng cốt cho phong trào thi đua đạt được kết quả thiết thực.
Được sự phân
công của Ban tổ chức, thay mặt cho CBCS Công an Lai Châu, Tôi xin nêu một số
kinh nghiệm trong công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân điển
hình tiên tiến, biểu dương gương người tốt việc tốt trong phong trào thi đua
"Vì ANTQ" của lực lượng Công an Lai Châu để các đại biểu và các đồng chí tham khảo.
Công tác xây dựng, bồi dưỡng, phát hiện điển hình
tiên tiến, gương người tốt việc tốt là một trong những công tác được Đảng uỷ,
Ban Giám đốc Công an tỉnh đặc biệt quan tâm, chú trọng đầu tư thường xuyên và
có kế hoạch lâu dài. Trong quá trình tổ chức thực hiện phong trào thi đua, Đảng
uỷ, Ban giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo từng lực lượng tổ chức thực hiện với
những nội dung, khẩu hiệu thi đua cụ thể, sát hợp như: các đơn vị lực lượng
ANND có phong trào "Hướng về cơ sở thực hiện 4 cùng với nhân dân, chủ động
phòng ngừa, tích cực tấn công trấn áp các loại tội phạm đảm bảo An ninh chính
trị - trật tự ATXH", "Đi báo việc, về báo cáo kết quả"; các đơn
vị lực lượng CSND có phong trào thi đua "Đoàn kết nhất trí, tận tâm, tận lực
nâng cao tỷ lệ điều tra án", "Chủ động phòng ngừa liên tục tấn công tội
phạm", phong trào "Vượt lên gian khổ, hi sinh, kiên quyết tiến công tội
phạm"; Lực lượng Cảnh sát giao thông với khẩu hiệu "Tăng cường tuần
tra, làm giảm vi phạm, giảm tai nạn giao thông vì hạnh phúc của nhân dân";
Lực lượng Hậu cần - Kỹ thuật có phong trào thi đua “thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí trong chi tiêu, chống thất thoát trong xây dựng cơ bản”, “giữ xe
tốt, lái xe an toàn”; Đoàn viên thanh niên với phong trào “thanh niên làm theo
lời Bác"; Phụ nữ có phong trào "Phụ nữ CAND học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; kỷ cương, sáng tạo vì ANTQ; xây dựng gia đình hạnh
phúc", “nhận thêm việc, làm thêm giờ”; lực lượng Công an xã, bảo vệ dân phố,
bảo vệ cơ quan doanh nghiệp có phong trào "Cơ quan doanh nghiệp an
toàn", "Khu dân cư an toàn", "Xã, phường không có ma
tuý"....
Qua các đợt phát động phong trào thi đua, lãnh đạo
Công an tỉnh đã chỉ đạo tiến hành sơ, tổng kết, từ đó phát hiện ra những điển
hình tiên tiến, gương người tốt việc tốt và có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển
nhằm tuyên truyền nhân rộng. Chỉ đạo các đơn vị chọn từ 1-2 tổ, đội và 1-2 cá
nhân tiêu biểu điển hình của đơn vị mình, trên cơ sở đó tập hợp, đánh giá xem
xét, chọn ra các đơn vị, cá nhân điển hình tiên tiến trên tất cả các lĩnh vực
công tác. Cùng với việc bồi dưỡng, giữ vững và phát huy tác dụng tích cực của
những điển hình tiên tiến đã có, Lãnh đạo Công an tỉnh còn chú ý phát hiện các
nhân tố mới để xây dựng, bồi dưỡng nhân rộng. Thông qua theo dõi hàng ngày và
sơ kết các đợt thi đua, các chương trình công tác lớn, những tập thể, cá nhân
tiêu biểu, thể hiện tinh thần khắc phục khó khăn, có kinh nghiệm, sáng kiến
trong công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sẽ được lựa chọn để xây dựng điển
hình tiên tiến mới. Khi đã xác định và xây dựng điển hình tiên tiến lãnh đạo
Công an tỉnh chỉ đạo các đơn vị phải thường
xuyên kiểm tra, đánh giá nhận xét rút ra điểm mạnh, bổ khuyết điểm yếu để các điển hình
có điều kiện rèn luyện phấn đấu vươn lên và từng bước trưởng thành…
Ngoài ra, trong phát động thi đua chúng tôi chú ý đến
những đơn vị, cá nhân có khó khăn, yếu kém tập trung đầu tạo điều kiện thuận lợi
cho các tập thể, cá nhân đó vươn lên. Đồng thời định kỳ từng thời gian tổ chức,
theo dõi, gặp gỡ giữa các điển hình, các "gương người tốt, việc tốt"
để hội thảo, trao đổi kinh nghiệm, phổ biến cách làm hay, biện pháp mới sáng tạo
trong công tác, chiến đấu và xây dựng lực lượng.
Đặc biệt hàng quý, Công an tỉnh duy trì có nề nếp
thông báo "gương người tốt việc tốt". Đây là hình thức tuyên truyền
thiết thực nhất cho CBCS Công an Lai Châu noi gương và học tập.
Chính nhờ các biện pháp thi đua có hiệu quả, năm
2016, lực lượng Công an Lai Châu đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Có
244 lượt tập thể, 902 lượt cá nhân
được các cấp khen thưởng; Có 125 gương người tốt, việc tốt và 15 thư cảm ơn
đối với lực lượng Công an Lai Châu. Điển hình là các tập thể: Phòng chống phản
động và chống khủng bố; Phòng Cảnh sát hình sự; phòng cảnh sát kinh tế; Công an
huyện Than Uyên… luôn thể hiện mưu trí, dũng cảm, ngày đêm bám trụ địa bàn vận
động quần chúng, điều tra truy bắt tội phạm, tận tuỵ phục vụ nhân dân, được
chính quyền địa phương khen ngợi. Nhiều cá nhân đã thể hiện tinh thần cương quyết
tấn công tội phạm đến cùng vì sự bình yên của nhân dân như: Đồng chí Sùng A Súa
- Phó Trưởng phòng, Phòng chống phản động và chống khủng bố; đồng chí Nguyễn
Văn Hiện - Trưởng phòng Cảnh sát hình sự; đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Đội trưởng,
Phòng cảnh sát hình sự; đồng chí Nguyễn Mỹ Đồng - Cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về
ma túy; Đồng chí Phạm Ngọc Anh - Đội trưởng, Công an huyện Than Uyên… Tổng kết
công tác thi đua năm 2016, lực lượng Công an Lai Châu được Bộ Công an tặng Cờ
thi đua xuất sắc; có 03 đơn vị cấp phòng được Bộ Công an tặng cờ thi đua xuất sắc;
05 đơn vị được Tổng cục Chính trị CAND tặng Cờ thi đua xuất sắc. Đặc biệt, CBCS Công an
huyện Than Uyên được Chính phủ tặng cờ thu đua xuất sắc trong phong trào thi
đua “Vì ANTQ”.
Thành tích trên đã khẳng định kết quả tất yếu của
một quá trình phấn đấu nỗ lực không ngừng của CBCS Công an Lai Châu để vượt qua
mọi khó khăn, thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ công tác được giao.
Từ thực tiễn công tác chỉ đạo, tổ chức phong trào thi
đua, xây dựng, bồi dưỡng, phát hiện nhân điển hình tiên tiến, gương người tốt
việc tốt trong những năm qua, chúng tôi rút ra một số kinh nghiệm chỉ đạo
và tổ chức thực hiện như sau:
Một là: Về nhận thức cần phải quán triệt cho CBCS nhận thức sâu sắc về vai trò,
vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua - khen thưởng. Thi đua, khen
thưởng chính là đòn bẩy, là động lực quan trọng thúc đẩy thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị và xây dựng lực lượng trong sạch, vững mạnh; là môi trường
và điều kiện tốt nhất để mỗi CBCS tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, tiến bộ và trưởng
thành. Nội dung thi đua phải hướng vào mục tiêu: Xây dựng đội ngũ CBCS có bản
lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có lối sống lành mạnh,
giản dị; vững về pháp luật, giỏi về nghiệp vụ, có tác phong sâu xát cơ sở, gần
gũi, gắn bó với nhân dân, được dân mến, tin yêu và ủng hộ.
Hai là: Trong
phát động phong trào thi đua phải thực sự năng động, sáng tạo, phù hợp với thực
tế của từng đơn vị. Xuất phát từ những vấn đề đặt ra trước mắt, lâu dài
để quyết định nội dung, mục tiêu, chỉ tiêu thi đua cho phù hợp. Trong từng thời
điểm, trên từng lĩnh vực, phải chọn khâu đột phá, tập trung chỉ đạo, khơi dậy
và phát huy sức mạnh, trí tuệ tập thể tạo ra sự đoàn kết, thống nhất trong toàn
lực lượng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao.
Ba là: Phải
cụ thể hoá nội dung, mục tiêu thi đua. Thể chế hoá bằng các hình thức
ký kết giao ước thi đua giữa các đơn vị trong khối một cách phù hợp và đạt hiệu
quả. Thông qua đó để lựa chọn, xây dựng điển hình tiên tiến trên từng lĩnh vực,
từng mặt công tác. Chọn lựa nhân tố mới để xây dựng thành các tập thể, cá nhân
điển hình làm nòng cốt thúc đẩy phong trào thi đua phát triển thường xuyên,
liên tục.
Bốn là: Tăng
cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, chấm điểm thi đua. Coi trọng việc sơ
tổng kết, động viên khen thưởng, phát hiện nhân tố mới, cách làm hay để nhân rộng;
làm rõ
nguyên nhân thành công và nhận rõ khuyết điểm tồn tại để đề ra biện pháp chấn
chỉnh kịp thời. Việc khen thưởng hay phê bình phải chính xác, công tâm, khách
quan mới có tác dụng thi đua và phát huy được sức mạnh đoàn kết thống nhất
trong nội bộ để đẩy mạnh phong trào thi đua hiệu quả và bền vững.
0 nhận xét :
Đăng nhận xét